Friday, May 20, 2016

Những lưu ý quan trọng khi nuôi bé trong 12 tháng đầu đời

12 tháng đầu đời là mốc quan trọng để bé hình thành và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để giúp bé học hỏi, phát huy được hết tất cả các kỹ năng cần thiết này.

  1. Tháng đầu tiên

Bé mới sinh, trong tháng đầu tiên tầm nhìn của bé chỉ trong khoảng từ 20-40 cm. Đôi mắt của bé lúc này mới đang phát triển và chỉ tập trung vào khuôn mặt của người đối diện. Vì vậy, hãy giành nhiều thời gian để gần bé, luôn nằm sát bé khi bé thức dậy có thể nhìn thấy khuôn mặt của mẹ.

  1. Tháng thứ hai

Vào tháng thứ hai là giai đoạn bé phát triển hoạt động của tay, tầm nhìn tốt hơn. Bé bắt đầu bắt chước được các động tác và giọng nói của người lớn, phát triển sự phối hợp giữa mắt, tay và ngôn ngữ. Dần dần bé bắt đầu sao chép các hành động của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy ôm chặt bé, lè lưỡi, nói chuyện và cười với bé. Chỉ sau vài tháng, bé sẽ bắt chước được hết tất cả những hành động đó của người lớn.

  1. Tháng thứ ba

Đến tháng thứ ba, bé đã có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và sờ nắm các đồ vật xung quanh. Bố mẹ có thể khuyến khích sự phối hợp giữa mắt và tay của bé bằng các đồi chơi màu sắc hoặc xúc xắc đưa lên cao để bé với tay nắm lấy. Lúc này bé sẽ dần dần tự nhấc mình lên. Ngoài ra, bố mẹ có thể để một chiếc gương lớn ở đằng xa để bé có thể tự nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong đó, điều này giúp bé phát triển nhanh hơn.

làm sao khi con kém hấp thu dinh dưỡng

  1. Tháng thứ 4

Bé 4 tháng tuổi bắt đầu phát triển nhanh chóng các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, vận động . Bé sẽ thể hiện cảm xúc vui sướng khi nhìn thấy một món đồ chơi bé thích hoặc mếu máo, khóc lóc, giận dữ khi người lớn. Và vào khoảng tuần thứ 14, bé sẽ bắt đầu hình thành phản xạ khi có người lớn cù vào người.

  1. Tháng thứ năm

Đến tháng thứ 5, mắt và tai bé bắt đầu phát triển, bé bập bẹ nói chuyện. Bố mẹ hãy nói chuyện nhiều với bé, lặp đi lặp lại một từ để bé có thể bắt chước và giao tiếp. Giai đoạn này, mẹ có thể chỉ vào những đối tượng trong sách để bé dễ dàng ghi nhớ hơn.

Tháng thứ sáu

Đến tháng thứ 6 bé bắt đầu học cách ngồi lên và tập di chuyển xung quanh. Có thể khuyến khích bé tập bò bằng cách đặt bé nằm úp rồi đặt một món đồ chơi bắt mắt trên sàn cách bé một khoảng và cổ vũ bé đến gần nó. Bố mẹ cần lưu ý, trẻ con ở độ tuổi này thường cho mọi thứ vào miệng nên đồ chơi nhử bé cần đủ lớn để bé không cho được vào miệng.

  1. Tháng thứ bảy

Kĩ năng sử dụng bàn tay của bé phát triển, bé có thể cầm nắm dược các đồ vật trong vài tháng thới. Bố mẹ hãy kích thích kỹ năng vận động và phối hợp bằng cách đưa cho bé những đồ vậy nhỏ, nhẹ nhưng an toàn để bé có thể cầm lên một cách dễ dàng.

  1. Tháng thứ tám

 Vào tháng thứ 8, ba mẹ hãy kích thích cảm giác của bé về việc sử dụng từ và không gian xung quanh. Ba mẹ có thể hỏi con “ tai con đâu?” và chỉ vào tai của mẹ, “ chân con đâu” và chỉ vào chân của bé. Hoặc đưa cho bé một món đồ chơi để bé có thể đặt vừa vào bên trong một đồ khác như hộp, cốc, nồi niêu xoong chảo.

  1. Tháng thứ chín

Tháng thứ 9, bé trở nên kích thích với các đồ vật có khớp nối và cách hoạt động của chúng. Bé thích nghịch ngợm cửa tủ, hộp có nắp, đồ chơi có thể bật mở, sách có bìa cứng. Khi nghịch mở ra, đóng vào một chiếc hộp giúp bé phát triển sự phối hợp giữa mắt và tai.

  1. Tháng thứ mười

Gia đoạn này, bé thích tìm kiếm những đồ vật bị ấn đi. Ba mẹ có thể kích thích khả năng tìm tòi của bé bằng cách đặt một đồ vật màu sắc dưới chiếc khăn. Sau đó, đặt bàn tay của bé hướng tới đồ vật giúp bé phát hiện ra nó. Chịu khó tập cho bé vài lần bé sẽ tìm mà không cần sự giúp đỡ của ba mẹ.

  1. Tháng thứ 11

Bé tiếp tục phát triển các kỹ năng ngôn ngữ qua nhiều bài hát và trò chơi. Ba mẹ hãy chịu khó tương tác, nói chuyện nhiều với bé không chỉ qua các clip hay qua tivi. Nói chuyện thường xuyên với bé, cho bé thấy những gì ba mẹ đang làm, đặt câu hỏi và dùng những cử chỉ giúp bé nhận biết.

  1. Tháng thứ 12

Một số bé biết nói từ rất sớm nhưng lại có một số bé biết bò trước hẳn mấy tháng so với nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi khác. Ba mẹ không cần quá lo lắng nếu bé nhà mình chậm nói hay chậm đi vì mỗi bé có tốc độ trưởng thành khác nhau. Nếu cần thiết thì có thể đưa bé đi khám bác sĩ.

12 tháng đầu đời là cột mốc quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy giành nhiều thời gian bên bé để không bỏ lỡ bất cứ một bước đột phá nào của bé nhé!

Điều đặc biệt nữa mà ba mẹ cần lưu ý là 12 tháng đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập dẫn tới dễ mặc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp… Vì vậy, mẹ nên có biện pháp bảo vệ cho hệ miễn dịch của bé bằng các sản phẩm có chứa thành phần Immune Alpha, chất xơ hòa tan FOS và sữa non- là những dưỡng chất phù hợp với trẻ nhỏ, có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch non nớt của bé, đề phòng được các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh lây qua đường hô hấp đã được các chuyên gia nghiên cứu và công nhận về tác dụng.

The post Những lưu ý quan trọng khi nuôi bé trong 12 tháng đầu đời appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.