Friday, May 20, 2016

Những lưu ý quan trọng khi nuôi bé trong 12 tháng đầu đời

12 tháng đầu đời là mốc quan trọng để bé hình thành và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng. Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để giúp bé học hỏi, phát huy được hết tất cả các kỹ năng cần thiết này.

  1. Tháng đầu tiên

Bé mới sinh, trong tháng đầu tiên tầm nhìn của bé chỉ trong khoảng từ 20-40 cm. Đôi mắt của bé lúc này mới đang phát triển và chỉ tập trung vào khuôn mặt của người đối diện. Vì vậy, hãy giành nhiều thời gian để gần bé, luôn nằm sát bé khi bé thức dậy có thể nhìn thấy khuôn mặt của mẹ.

  1. Tháng thứ hai

Vào tháng thứ hai là giai đoạn bé phát triển hoạt động của tay, tầm nhìn tốt hơn. Bé bắt đầu bắt chước được các động tác và giọng nói của người lớn, phát triển sự phối hợp giữa mắt, tay và ngôn ngữ. Dần dần bé bắt đầu sao chép các hành động của mẹ. Vì vậy, mẹ hãy ôm chặt bé, lè lưỡi, nói chuyện và cười với bé. Chỉ sau vài tháng, bé sẽ bắt chước được hết tất cả những hành động đó của người lớn.

  1. Tháng thứ ba

Đến tháng thứ ba, bé đã có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và sờ nắm các đồ vật xung quanh. Bố mẹ có thể khuyến khích sự phối hợp giữa mắt và tay của bé bằng các đồi chơi màu sắc hoặc xúc xắc đưa lên cao để bé với tay nắm lấy. Lúc này bé sẽ dần dần tự nhấc mình lên. Ngoài ra, bố mẹ có thể để một chiếc gương lớn ở đằng xa để bé có thể tự nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong đó, điều này giúp bé phát triển nhanh hơn.

làm sao khi con kém hấp thu dinh dưỡng

  1. Tháng thứ 4

Bé 4 tháng tuổi bắt đầu phát triển nhanh chóng các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, vận động . Bé sẽ thể hiện cảm xúc vui sướng khi nhìn thấy một món đồ chơi bé thích hoặc mếu máo, khóc lóc, giận dữ khi người lớn. Và vào khoảng tuần thứ 14, bé sẽ bắt đầu hình thành phản xạ khi có người lớn cù vào người.

  1. Tháng thứ năm

Đến tháng thứ 5, mắt và tai bé bắt đầu phát triển, bé bập bẹ nói chuyện. Bố mẹ hãy nói chuyện nhiều với bé, lặp đi lặp lại một từ để bé có thể bắt chước và giao tiếp. Giai đoạn này, mẹ có thể chỉ vào những đối tượng trong sách để bé dễ dàng ghi nhớ hơn.

Tháng thứ sáu

Đến tháng thứ 6 bé bắt đầu học cách ngồi lên và tập di chuyển xung quanh. Có thể khuyến khích bé tập bò bằng cách đặt bé nằm úp rồi đặt một món đồ chơi bắt mắt trên sàn cách bé một khoảng và cổ vũ bé đến gần nó. Bố mẹ cần lưu ý, trẻ con ở độ tuổi này thường cho mọi thứ vào miệng nên đồ chơi nhử bé cần đủ lớn để bé không cho được vào miệng.

  1. Tháng thứ bảy

Kĩ năng sử dụng bàn tay của bé phát triển, bé có thể cầm nắm dược các đồ vật trong vài tháng thới. Bố mẹ hãy kích thích kỹ năng vận động và phối hợp bằng cách đưa cho bé những đồ vậy nhỏ, nhẹ nhưng an toàn để bé có thể cầm lên một cách dễ dàng.

  1. Tháng thứ tám

 Vào tháng thứ 8, ba mẹ hãy kích thích cảm giác của bé về việc sử dụng từ và không gian xung quanh. Ba mẹ có thể hỏi con “ tai con đâu?” và chỉ vào tai của mẹ, “ chân con đâu” và chỉ vào chân của bé. Hoặc đưa cho bé một món đồ chơi để bé có thể đặt vừa vào bên trong một đồ khác như hộp, cốc, nồi niêu xoong chảo.

  1. Tháng thứ chín

Tháng thứ 9, bé trở nên kích thích với các đồ vật có khớp nối và cách hoạt động của chúng. Bé thích nghịch ngợm cửa tủ, hộp có nắp, đồ chơi có thể bật mở, sách có bìa cứng. Khi nghịch mở ra, đóng vào một chiếc hộp giúp bé phát triển sự phối hợp giữa mắt và tai.

  1. Tháng thứ mười

Gia đoạn này, bé thích tìm kiếm những đồ vật bị ấn đi. Ba mẹ có thể kích thích khả năng tìm tòi của bé bằng cách đặt một đồ vật màu sắc dưới chiếc khăn. Sau đó, đặt bàn tay của bé hướng tới đồ vật giúp bé phát hiện ra nó. Chịu khó tập cho bé vài lần bé sẽ tìm mà không cần sự giúp đỡ của ba mẹ.

  1. Tháng thứ 11

Bé tiếp tục phát triển các kỹ năng ngôn ngữ qua nhiều bài hát và trò chơi. Ba mẹ hãy chịu khó tương tác, nói chuyện nhiều với bé không chỉ qua các clip hay qua tivi. Nói chuyện thường xuyên với bé, cho bé thấy những gì ba mẹ đang làm, đặt câu hỏi và dùng những cử chỉ giúp bé nhận biết.

  1. Tháng thứ 12

Một số bé biết nói từ rất sớm nhưng lại có một số bé biết bò trước hẳn mấy tháng so với nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi khác. Ba mẹ không cần quá lo lắng nếu bé nhà mình chậm nói hay chậm đi vì mỗi bé có tốc độ trưởng thành khác nhau. Nếu cần thiết thì có thể đưa bé đi khám bác sĩ.

12 tháng đầu đời là cột mốc quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy giành nhiều thời gian bên bé để không bỏ lỡ bất cứ một bước đột phá nào của bé nhé!

Điều đặc biệt nữa mà ba mẹ cần lưu ý là 12 tháng đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập dẫn tới dễ mặc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp… Vì vậy, mẹ nên có biện pháp bảo vệ cho hệ miễn dịch của bé bằng các sản phẩm có chứa thành phần Immune Alpha, chất xơ hòa tan FOS và sữa non- là những dưỡng chất phù hợp với trẻ nhỏ, có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch non nớt của bé, đề phòng được các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh lây qua đường hô hấp đã được các chuyên gia nghiên cứu và công nhận về tác dụng.

The post Những lưu ý quan trọng khi nuôi bé trong 12 tháng đầu đời appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.

Wednesday, May 18, 2016

MẸO HAY TRỊ TIÊU CHẢY CHO BÉ MỚI CHỚM BỊ NGAY TẠI NHÀ

Xin chia sẻ với các mẹ 3 bài thuốc dân gian hữu hiệu là cách trị tiêu chảy ngay tức thì cho bé mới chớm bị. Nhiều mẹ đã áp dụng và thấy hiệu quả ngay trong ngày đã đỡ được tiêu chảy luôn.

Các cách trị tiêu chảy cho bé

Trị tiêu chảy – Cách thứ nhất: Sử dụng lá ổi

Đây là bài thuốc dân gian từ xưa đã hay được áp dụng để trị tiêu chảy cho bé. Lấy vài ngọn lá ổi non (bé trai lấy 7 ngọn, bé gái 9 ngọn), đem rửa sạch rồi giã nát với vài hạt muối trắng. Sau đó, lọc lấy nước cho bé uống.

Bé chỉ cần luống 2 lần/ ngày là bệnh đã thuyên giảm ngay rồi!

Trị tiêu chảy – Cách thứ 2:  Lá mơ trứng

Các mẹ hồi nhỏ chắc vẫn còn nhớ ông bà, ba mẹ mình thường hay làm lá mơ trứng cho ăn khi bị đau bụng, tiêu chảy. Cách này vẫn được áp dụng phổ biến đến bây giờ vì tính hiệu quả của nó.

Nếu bé đã được 2 tuổi trở lên, răng mọc tương đối đầy đủ, có thể nhai được thì mẹ hãy làm món trắng gà lá mơ chiên cho bé ăn.

Rất đơn giản, mẹ chỉ cần hái một nắm lá mơ nhỏ (lá mơ tím tốt hơn và thơm hơn lá mơ trắng), đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó, vớt ra để ráo nước.

Tiếp theo, đem lá mơ thái thật nhỏ, cho vào bát, đập 1 quả trứng và thêm cút muối vào đánh tan. Nếu mẹ ở quê có lá chuối thì kiếm lấy 2 lá tươi hơ qua lửa cho mềm.

Lót một lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗn hợp lá mơ- trứng lên, rải đều ra, lấy lá chuối còn lại đậy lên. Đun nhỏ lửa đến khi mặt dưới chín thì lât mặt còn lại xuống cho trứng và lá mơ chín đều. Nếu không có lá chuối thì hấp cách thủy cho bé ăn, không nên chiên dầu. Tuy nhiên, có lá chuối trứng sẽ thơm và ngon hơn.

Mẹ làm cho bé ăn ngày 2 lần là bé sẽ khỏi. Nếu bé chưa tự ăn được, vẫn còn đang bú sữa mẹ lá chính thì mẹ có thể ăn nhiều để cho bé bú nhé!

Cách trị tiêu chảy cho bé

Cách thứ 3 để trị tiêu chảy: Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho bé

khi trẻ bị tiêu chảy là do hệ sinh thoái đường ruột mất cân bằng, các hại khuẩn chiếm ưu thế nên cần bổ sung lợi khuẩn probiotic ngăn chặn các hại khuẩn gây bệnh, lấy lại sự cân bằng của đường ruột. Ngoài ra, Probiotic và prebiotic giúp cải thiện các triệu chứng bị viêm da dị ứng ở bé.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên bổ sung cho bé các lợi khuẩn probiotic chiết xuất từ kim chi, bào chế dưới dạng men vi sinh và được sản xuất bằng công nghệ Lab2Pro giúp đưa được toàn bộ lợi khuẩn probiotic còn sống xuống đường ruột. Ngoài ra, các men vi sinh này còn có chứa prebiotic là nguồn thức ăn nuôi dưỡng lợi khuẩn probiotic phát triển.

Mẹ không chỉ cho bé uống khi bị tiêu chảy hay bị các bệnh đường tiêu hóa khác mà nên cho bé uống liên tục từ 3 – 6 tháng để giúp bé có hệ tiêu hóa tốt, phòng tránh được nhiều bệnh và giúp bé ăn ngon, hấp thụ thức ăn tốt hơn!

Chúc các mẹ nuôi con tốt!

The post MẸO HAY TRỊ TIÊU CHẢY CHO BÉ MỚI CHỚM BỊ NGAY TẠI NHÀ appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.

Monday, May 16, 2016

MẸ NÊN LÀM GÌ KHI BÉ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI

Trẻ em có 3 giai đoạn vàng để phát triển mạnh mẽ về chiều cao, trong đó giai đoạn tuổi dậy thì vô cùng quan trọng và nó cũng giai đoạn đầu tư cuối cùng, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu tầm quan trọng trong việc đầu tư tốt cho giai đoạn này khiến trẻ đã thiếu dinh dưỡng càng bị thấp còi hơn.
Nguyên nhân chính của tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm: Chế độ dinh dưỡng; Lười vận động – Giấc ngủ không đảm bảo; Yếu tố di truyền.

 

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không cân đối khiến trẻ phát triển chiều cao kém.Ở tuổi này cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, với đầy đủ đạm, tinh bột, chất béo sẽ giúp trẻ đạt chiều cao tốt nhất có thể khi trưởng thành.
Nhiều bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của Canxi và khoáng chất đối với chiều cao và thể chất vì vậy, dẫn đến tình trạng bổ sung lại quá thừa hoặc không đúng cách, khiến cho Canxi thay vì cần phải đi vào xương thì lại dư thừa trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc dư thừa trong máu gây xơ cứng mạch máu, mô mềm, còn trong xương thì vẫn thiếu.
Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu chất đạm (Protein) sẽ khiến xương thiếu Chondroitin để phát triển lớp sụn tiếp hợp và thiếu Collagen (chất hữu cơ của xương) để Canxi gắn vào, cũng như giúp xương dẻo dai, bền chắc.
Một số bé gái đến tuổi dậy thì, do sợ béo và giữ eo đã không dám uống sữa, ăn uống , dẫn đến thiếu chất ,  nhất là thiếu chất đạm, chất béo nên đã bỏ lỡ giai đoạn quý báu để tăng nhanh về chiều cao của mình.

Lười vận động – Giấc ngủ không đảm bảo

Đối với những trẻ em lười vận động, thường xuyên ngủ muộn sau 23h khiến thời gian ngủ không đủ hoặc sẽ ngủ dậy muộn. Trong khi, các hormon để kích thích sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ thường được sản sinh ra lúc ngủ sâu, và sản xuất mạnh trong khoảng từ 22h đến 03h sáng.

Yếu tố di truyền

Chiều cao có tác động mạnh mẽ của di truyền khoảng 23%. Nếu cha mẹ lùn thì chiều cao của con chắc chắn cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 77% yếu tố khác tác động tới chiều cao của trẻ. Bởi vậy, nếu bố mẹ mà thấp muốn con cao thì hãy thật chú trọng cho con hơn về dinh dưỡng, thể thao, giấc ngủ và môi trường để con có thể phát triển chiều cao 1 cách tối đa, không thua kém bạn bè về chiều cao và thể lực.
Chiều cao chỉ được phát triển trong một giai đoạn nhất định. Khi qua tuổi dậy thì sẽ không thể tăng thêm chiều cao nữa.
– Với những phụ nữ mang thai cần được chăm sóc và bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và sắt, để con sinh ra  không thiếu cân và chiều cao.

– Trong suốt quá trình phát triển lớn lên ở trẻ, từ nhỏ đến tuổi trưởng thành, cần phải bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, sinh hoạt, thể thao đều đặc và bổ sung đầy đủ Canxi cho xương phát triển nhanh nhất và đạt chiều cao tối đa. Ngoài ra,các phụ huynh cũng cần chú trọng chế độ dinh dưỡng tốt nhất, đầy đủ nhất trong các giai đoạn quan trọng là từ 0-3 tuổi và giai đoạn dậy thì vì đây là 2 giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển chiều cao của con mình.

– Đặc biệt, vẫn là giai đoạn dậy thì (10-18 tuổi) là giai đoạn phát triển chiều cao cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ tăng chiều cao, không nên bỏ lỡ. Ở giai đoạn này, sẽ có khoảng 2 năm trẻ cao rất nhanh, mỗi năm có thể cao thêm từ 8-12cm, với bé gái thường xảy ra khoảng từ 9-12 tuổi, bé trai thường từ 12-15 tuổi, lúc này nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, chondroitin, collagen rất cao, nên ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa đủ các dưỡng chất cần thiết.
– Song song với chế độ dinh dưỡng, cần tập thói quen tốt: đi ngủ sớm, dậy sớm, vận động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn có sức rướn như bóng rổ, bóng chuyền, xà, bơi lội, đạp xe,..

The post MẸ NÊN LÀM GÌ KHI BÉ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.

Nguyên tắc ăn uống cho trẻ béo phì mà mẹ cần biết

Sức khoẻ cho bà bầu xin chia sẻ với các mẹ các nguyên tắc ăn uống cho trẻ bị béo phì để bé lấy lại được thể trạng chuẩn mà vẫn đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng, giúp bé luôn khỏe mạnh.

  1. Như thế nào để xác định trẻ bị béo phì

Khi thể trọng của trẻ vượt quá mức bình thường 10% thì được coi là quá cân, nếu vượt quá 20% thể trọng thì được coi là bị béo phì. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì của trẻ nhưng chủ yếu là do cách nuôi dưỡng không hợp lý của ba mẹ mà ra.

  1. Nguyên tắc chăm trẻ bị béo phì dưới một tuổi

Đối với tình trạng béo phì đơn thuần do ăn uống thì không cần cho trẻ uống thuốc, chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của bé là được, hạn chế cho bé ăn những món ăn có khả năng sinh ra nhiều nhiệt lượng, tăng cường vận động cho bé để tiêu hao bớt nhiệt năng là sẽ cải thiện được tình trạng béo phì.

Trẻ được 1 tuổi, thức ăn chính của chúng chủ yếu là sữa, nếu được nuôi bằng sữa mẹ là tốt nhất vì thành phần sữa mẹ thích hợp để trẻ sinh trưởng và phát triển bình thường, có thể phòng tránh được tình trạng béo phì ở trẻ. Nếu thay sữa mẹ bằng sữa bò thì cần bổ sung thêm 5 % đường trắng để bù đắp lượng đường mà trong sữa bò không có đủ, nhưng không được cho quá nhiều đường cũng không nên cho đường nhiều vào nước uống của trẻ vì cho bé ăn nhiều đường sẽ làm lượng nhiệt năng sinh ra tăng cao.

Ngoài ra, sức ăn của mỗi trẻ khác nhau, vì thế khi cho con ăn/bú, nếu thấy trẻ đã no, đã thỏa mãn thì mẹ không nên ép trẻ phải ăn, phải bú hết lượng sữa/thức ăn đã chuẩn bị. Việc gò ép trẻ, buộc trẻ phải ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng phát phì

Nhiều mẹ không căn cứ vào độ tuổi, tùy tiện cho trẻ ăn dặm, ăn tinh bột từ quá sớm hoặc quá nhiều, làm cho dung lượng dạ dày trẻ tăng thêm, hấp thu nhiệt lượng nhiều cũng dễ gây béo phì ở trẻ.

trẻ bị béo phì

  1. Nguyên tắc chăm trẻ béo phì trên một tuổi

Những trẻ sau một tuổi mà vẫn còn béo cần lưu ý ngay tới chế độ ăn uống của chúng. Phải đảm bảo những tiền đề cần thiết để chúng phát triển, nhưng cũng phải hạn chế ăn uống một số loại thực phẩm như ngũ cốc cần hạn chế ở mức độ thấp nhất, không nên cho trẻn ăn nhiều kẹo, socola, bánh ngọt… nghĩa là những món ăn có nhiệt năng cao và những món ăn có nhiều dầu mỡ như các món rán, thịt mỡ… Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ các loại thức ăn giàu protein như cá, thịt nạc, trứng, bảo đảm cho trẻ ăn đầy đủ rau xanh và hoa quả tươi. Chúng là nguồn gốc các chất dinh dưỡng, bảo đảm các vitamin và chất khoáng; ăn nhiều thức ăn loại này vẫn có thể duy trì được cảm giác no.

Có một điều mà các mẹ cần biết đó là: trẻ bị béo phì cũng là do thiếu hàm lượng vi khuẩn probiotc và chất tiền trợ sinh prebiotic. Để bổ sung được đầy đủ 2 loại này, mẹ nên cho bé uống men vi sinh được bào chế từ kim chi Hàn Quốc và sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2Pro giúp bảo toàn được các lợi khuẩn còn sống xuống đường ruột, hiệu quả hơn rất nhiều so với các loại khác.

Chúc các mẹ nuôi con tốt!

The post Nguyên tắc ăn uống cho trẻ béo phì mà mẹ cần biết appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.

Chuyên gia dinh dưỡng Nhật : Những loại rau tốt nhất cho trẻ tập ăn dặm

Trong quá trình trẻ tập ăn dặm, việc kết hợp với các loại rau củ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn vì bổ sung được nhiều loại vitamin cho cơ thể. Trong một trường trình truyển hình của Nhật, các chuyên gia dinh dưỡng đến từ đất nước mặt trời mọc đã đưa danh sách 10 loại rau tốt nhất cho trẻ tập ăn dặm. Tất nhiên tốt với trẻ em thì người lớn chắc chắn cũng tốt rồi.

1.  Cà rốt

Cà rốt là loại rau cực kì bổ dưỡng. Nó giúp phát triển thị lực, cung cấp nhiều loại Vitamin A, E… Vỏ củ cà rốt cũng chứa nhiều vitamin nên mọi người đừng gọt vỏ vứt đi nhé (nếu cà rốt sạch như bên Nhật). Cách chế biến cà rốt cũng rất đa dạng. Các mẹ có thể sử dụng để nấu cháo cho trẻ, hoặc tốt nhất đó là xào qua với một ít dầu ăn thì sẽ làm khả năng hấp thu vitamin A tốt hơn

ca rot cho tre an dam 10 loại rau tốt nhất cho trẻ tập ăn dặm theo chuyên gia dinh dưỡng NhậtCà rốt được gọi là rau củ vạn năng

 2. Rau bina (rau chân vịt, rau bó xôi) 

Rau bina chứa rất nhiếu sắt và protein nên chỉ ăn một lượng ít cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ tập ăn dặm. Với rau bina, các mẹ có thể nấu canh hoặc luộc, xào… Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản, nếu sau khi ăn rau bina này kết hợp với hoa quả có nhiều vitamin C thì nó sẽ giúp khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ rau bina vào cơ thể được tốt hơn

 3. Củ cải

Củ cải có tác dụng làm ấm cơ thể… Hơn nữa mọi bộ phận của nó không bỏ đi phần nào mà đều ăn được, do đó đừng gọt vỏ củ cải vứt đi nhé (nếu ở Nhật có thể an tâm với chất lượng rau không sợ thuốc sâu). Lá củ cải nấu canh cũng rất tốt.

 4. Rễ cây ngư bàng (Burdock)

Đây không phải là loại rau có vở Việt Nam. Loại rau này chế biến theo những cách sau: Thái sợi lát rồi chiên giòn lên với bột chiên cho trẻ ăn giống kiểu tempura. Món này kích thích trẻ nhai. Một món tốt cho trẻ tập ăn dặm

 5. Cà chua 

ca chua cho tre an dam 10 loại rau tốt nhất cho trẻ tập ăn dặm theo chuyên gia dinh dưỡng Nhật

Cà chua chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, vitamin K tốt cho xương. Các món ăn chế biến từ cà chua cũng vô cùng đa dạng

 6. Súp lơ xanh 

Với trẻ tập ăn dặm, đây là loại rau rất nhiều vitamin C, beta-carotene, chất xơ giúp tăng sức đề kháng, tăng cường thị lực, hỗ trợ tiêu hóa. Với người trưởng thành còn giảm cholesterol, ngăn ngừa loãng xương, với bà bầu súp lơ xanh giúp thai nhi khỏe mạnh

 7. Bắp cải

Cải bắp có vị ngọt nhẹ, tính mát. Vitamin C trong Cải bắp chỉ thua cà chua, còn nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Bắp cải có thể trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh. Chế biến bắp cải có rất nhiều cách, có thể xào, luộc nấu canh và làm dưa, nộm đều rất ngon

 8. Rau đay

Rau đay chứa nhiều canxi và ở Việt Nam cũng có rất nhiều. Đây là loại rau giúp bổ sung canxi rất tốt

 9. Bí ngô 

Một quả bí chín chưa đến 8mg Vitamin C, bổ sung vitamin A. Bí ngô có tác dụng thanh nhiệt vào mùa hè, tốt cho mắt, tim mạch, nhuận tràng. Bí ngô có thể xào, nấu canh rất ngon. Với trẻ em ta có thể nấu cháo rất tốt

 10. Ớt xanh 

Ớt xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, ngoài ra còn tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm cân và điều trị tiểu đường

Các chuyên gia về dinh dưỡng và trẻ em cũng khuyến cáo rằng khi trẻ còn nhỏ tuổi (0-4 tuổi) thì quá trình nhai là một vận động giúp kích thích sự tăng trưởng của trí não. Việc cho trẻ vận động cũng giú rẻ hấp thu chất dinh dưỡng được cung cấp.

The post Chuyên gia dinh dưỡng Nhật : Những loại rau tốt nhất cho trẻ tập ăn dặm appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.

Monday, May 2, 2016

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em dấu hiệu và cách phòng chống

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây ra biếng chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.Bởi vậy nhận biết các dấu hiệu và cách phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em là 1 điều thật cần thiết cho các ba mẹ.

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyên nhân của bệnh chân tay miệng ở trẻ em:

Theo các chuyên gia y tế thì bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra.(Wikipedia)

Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là có các bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.Đặc biệt khi có dấu hiệu thì bạn phải cho bé đi khám bác sỹ chuyên khoa ngay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ:

1 Số triệu chứng ban đầu của tay chân miệng: Trẻ sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân, gối hoặc mông,thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

Triệu chứng tay chân miệng nặng: Sốt cao, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, co giật, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân, da nổi bông.

bệnh tay chân miệng ở trẻ dấu hiệu và cách phòng tránh

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

– Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.
Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

– Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Biện pháp phòng chống và chữa trị bệnh chân tay miệng

Phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành.

  • Phương pháp phòng chống hiệu quả nhất là giữ vệ sinh thật sạch cho trẻ,nên thường xuyên cọ rửa đồ dùng và đồ chơi cho bé,rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
  • Đảm bảo cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
  • Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống
  • Tránh tiếp xúc với trẻ bị bệnh

– Người không bị nhiễm bệnh, nhất là trẻ em nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân .
– Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
– Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.
– Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cần đưa trẻ em đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc trẻ bị bệnh. Cho trẻ bị tay chân miệng dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bé bị bệnh nếu có sốt cao. Trẻ bị bệnh cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

The post Bệnh tay chân miệng ở trẻ em dấu hiệu và cách phòng chống appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.

Mách bạn cách chăm sóc da cho bà bầu

Bà bầu cũng có nhu cầu phải làm đẹp, với những bí quyết sau đây sẽ giúp chăm sóc da cho bà bầu để có làn da đẹp mịn mạng suốt ngày.

Chăm sóc da luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả phụ nữ. Nhất là đối với phụ nữ khi mang thai thì điều này lại càng quan trọng hơn,đa phần các bà bầu đều gặp phải một số vấn đề về da. Quá trình thai nghén sẽ làm làn da của bạn bị rối loạn. Một số lượng lớn các hormone hoạt động mạnh mẽ trong toàn cơ thể sẽ gây ra nhiều biến đổi cho da như nám da, ngứa da hay gây mụn.Sau đây là một số bí quyết giúp bà bầu tự tin, yêu đời hơn ngay cả trong giai đoạn bị xem là “nặng nề nhất” này.

1. Mụn vấn đề thường gặp trên da của bà bầu

Quá trình thai nghén có thể gây ra việc gây mụn hay làm cho các mụn đang có sẵn trên da trở nên tệ hại hơn, do các hormone androgen tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường, kích thích các tuyến dầu và làm bít lỗ chân lông. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mụn. Trong suốt quá trình mang thai, mụn có thể phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ vừa phải đến mức nghiêm trọng.

Giải pháp :

Hãy rửa mặt hai lần một ngày với loại sửa rửa mặt nhẹ. Nếu bạn cần một loại kem dưỡng ẩm, hãy sử dụng loại không chứa dầu và không hương thơm. Hãy tránh các loại rửa mặt có tác động cọ rửa quá mức vì các loại này sẽ làm da thêm xấu hơn khi phát tán các loại vi khuẩn trên diện rộng và gây ra tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem loại sản phẩm kê toa để trị mụn nào là an toàn đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu tình trạng mụn trở nên trầm trọng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn cho bạn một loại thuốc thoa hay kem có chứa kháng sinh nhẹ chỉ có tác dụng cục bộ.

2. Nám da ở bà bầu

Trong quá trình thai nghén, làn da của bạn trở nên dễ bị tác động từ các sắc tố. Ngay cả việc phơi nắng hạn chế cũng có thể gây nên các đốm hay những mảng nâu quanh khu vực mắt, trên gò má và phía trên môi trên. Nhiều phụ nữ châu Á và những phụ nữ có làn da sáng dễ mắc phải chứng nám da do di truyền.

Giải pháp :

Để tránh hoặc giảm tình trạng nám da, hãy luôn nhớ thoa kem chống nắng có mức SPF cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu cần phải ra ngoài nắng trong thời gian dài, hãy đội nón rộng vành, mang kính mát và mặc quần áo bảo vệ da.

Tăng  cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám; tránh  dùng những loại thực phẩm có hại cho làn da như: rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay, nóng.

3. Da bị ngứa

Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng khô, ngứa và mẫn cảm đối với các vùng da trên mặt, trong lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Giải pháp :

Sử dụng hai lần một ngày một sản phẩm sữa rửa mặt không chứa xà phòng và không mùi. Dùng gạc vải ướp lạnh (có thể sử dụng một chiếc khăn nhúng trong nước lạnh) để giảm bớt sức nóng do sự rát da gây nên.

4. Một số loại mặt nạ an toàn cho mẹ bầu

Mặt nạ khoai tây: Khoai tây rửa sạch, luộc chín nhừ rồi nghiền mịn. Bọc khoai tay đã nghiền mịn vào lớp khăn mỏng và đắp lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này có thể sử dụng một tuần 3 lần.
Mặt nạ lòng đỏ trứng gà: Lấy lòng đỏ trứng gà, bỏ vào bát cùng với một ít mật ong. Sau đó đánh quyện vào nhau. Dùng thìa tán đều ra mặt, đợi 25 phút sau ra rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này chỉ sử dụng được tuần một lần.
Mách bạn cách chăm sóc da cho bà bầu
Mặt nạ dưa chuột: Mặt nạ dưa chuột mát có tác dụng thanh lọc làn da, giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả, tạo cảm giác thư thái. Bạn chỉ cần làm sạch dưa chuột, để cả vỏ và thái lát dưa chuột mỏng rồi đắp từng miếng lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước.
Mặt nạ cà chua:  Cà chua chứa nhiều vitamin A, C, làm cho làn da thêm hồng hào. Cà chua có thể nghiền nhuyễn hoặc thái lát để đắp lên mặt. 15 phút sau, rửa lại mặt bằng nước sạch.

The post Mách bạn cách chăm sóc da cho bà bầu appeared first on Chăm sóc mẹ và bé.